Home / Blog Tổng Hợp / Kiến Thức Hay Về Phong Thủy Âm Dương Ngũ Hành

Kiến Thức Hay Về Phong Thủy Âm Dương Ngũ Hành

Phong thủy âm dương ngũ hành rất quan trọng với người môi giới bất động sản,  giúp ứng dụng vào việc tư vấn cho khách hàng. Dưới đây là  các kiến thức phong thủy âm dương ngũ hành môi giới BĐS cần biết.

Thuyết Âm Dương Là Gì?

Thuyết âm dương có nguồn gốc Trung Hoa cổ đại trong thời Hoàng Đế từ năm 2879 – 253 TCN. Thuyết này được tìm thấy trong sách “Quốc Ngữ”, theo tài liệu này thì mọi vật trong vũ trụ đều tồn tại 2 dạng năng lượng âm và dương.

Âm khí mang tính lạnh, biểu trưng cho sự yếu đuối, ảm đạm. Trái ngược với đó là dương khí, biểu trưng cho năng lượng tích cực, sự mạnh mẽ, hân hoan và phấn chấn. Hai dạng khí này sẽ tác động qua lại giúp duy trì trạng thái cân bằng cho vũ trụ ở mọi mặt kể cả sự biến thể sinh diệt, sống chết.

>>> Top Cây Phong Thủy Môi Giới BĐS Nên Biết

Quy Luật Âm Dương

Quy luật âm dương bao gồm 5 thuộc tính, quy luật như sau:

1. Thuộc tính âm – dương

Như đã thông tin, Dương bao gồm những thuộc tính mạnh: Trời, ban ngày, ánh sáng, năng lượng, sự chuyển động, bề trên, vua chúa,… Trong khi âm lại bao gồm những thứ mỏng manh, yếu mềm: Đất, mẹ, mặt trăng, bóng tối, sự mềm mại, tính trầm, sự lạnh lẽo,…

2. Âm dương đối lập

Sự đối lập của âm dương được gọi là “nhị nguyên” thể hiện qua hai màu sắc trắng và đen. Hai màu sắc này sẽ quấn vào nhau một cách đối lập, xuyên suốt và thống nhất trong mọi sự vật, hiện tượng.

3. Âm dương là gốc của nhau

Tuy là đối lập nhưng âm và dương lại dựa vào nhau để cùng tồn tại, phát triển. Nếu không có âm thì dương không thể tồn tại và ngược lại nếu không có dương thì âm cũng không tồn tại.

4. Âm dương biến hoá

Thực tế trong âm sẽ tồn tại bao gồm cả dương và trong dương cũng sẽ tiềm ẩn cả âm. Vì thế 2 thuộc tính này có thể biến hoá, chuyển hoá lẫn nhau. Khi một thực thể bị mất đi trạng thái cân bằng thì sẽ bộc lộ sự đơn tính và khi đó sự chuyển hoá sẽ không còn nữa. Quy luật âm dương biến hoá là một điều tất yếu để tạo ra sự phát triển lâu dài bền vững.

5. Âm dương vận hành

Khi sự cân bằng cũ đã bị phá vỡ theo quy luật vận hành thì khi đó một sự cân bằng mới sẽ được thiết lập. Chính vì vậy mà mọi sự vật cũng luôn thay đổi và vận động. Ví dụ như quy luật ngày – đêm hay nóng đi lạnh tới,…

>>> Kiến thức hay về: Kinh Nghiệm Tư Vấn Phong Thủy Phòng Trẻ Em

Về Thuyết Ngũ Hành Trong Âm Dương Ngũ Hành

1. Thuyết ngũ hành là gì?

Thuyết ngũ hành được ra đời sau thuyết âm dương và được khởi xướng từ vài nghìn năm TCN. Theo thuyết ngũ hành, bất kỳ một dạng thể hay thực thể nào sống đều được quy vào một trong năm ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

Đặc điểm và hình thái của các hành:

  • Hành Kim: Biểu hiện cho màu sắc trắng, nhu động, tính sắc bén, thanh tĩnh, thụ sát.
  • Hành Mộc: Biểu hiện cho sự sinh sôi nảy nở đầy sức sống, sắc khí xanh và sự êm dịu.
  • Hành Thuỷ: Biểu hiện cho tính hàn lạnh, sự thăng trầm, uyển chuyển, sự hướng xuống, màu đen.
  • Hành Hoả: Biểu hiện cho sự nóng nảy, bốc đồng, không hoà nhã, màu sắc đỏ.
  • Hành Thổ: Biểu hiện cho đất với tính nuôi dưỡng, che chở, màu vàng nâu.

2. Quy luật ngũ hành

Quy luật tương sinh

Là một vòng tròn khép kín tạo nên sự liên quan và tương trợ, hỗ trợ cho sự sinh sôi nảy nở mới. Trong ngũ hành, vòng tròn tương sinh sẽ là: Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

Ở quy luật này mỗi Hành sẽ liên quan đến 2 Hành. Đó là Hành sinh ra nó và Hành nó sinh ra. Quy luật tương sinh rất dễ đoán ví dụ Thuỷ sinh Mộc vì nước tưới cây sau đó Mộc sinh Hoả lại có nghĩa là cây gỗ dùng để làm củi đốt ra lửa,… Quy luật tương sinh cứ thế mà được áp dụng.

Quy luật tương khắc

Trái ngược với tương sinh, tương khắc chỉ sự khắc chế lẫn nhau giữa 2 Hành. Quy luật là: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim…

Mỗi Hành cũng liên quan đến 2 Hành khác. Đó là Hành khắc nó và Hành nó khắc. Quy luật cũng rất đơn giản, ví dụ như Thuỷ khắc Hoả vì nước dập được lửa. Hoả khắc Kim vì lửa nóng có thể nung chảy được kim loại.

Quy luật chế hóa

Chế hoá được hiểu là sự thống nhất và cân bằng của quy luật tương sinh và tương khắc. Ví dụ như 3 Hành Hoả, Kim và Thuỷ. Quy luật chế hoá của 3 hành sẽ được hiểu là nếu Hoả khắc Kim quá nhiều thì Kim sẽ sinh Thuỷ và Thuỷ sẽ khắc chế lại Hoả. Nhờ có quy luật chế hoá mà vạn vật đều được cân bằng.

Quy luật phản sinh

Có thể hiểu quy luật này thông qua ví dụ về 2 Hành Thổ và Kim. Cụ thể nếu Thổ sinh quá nhiều Kim thì chính Thổ sẽ vùi lấp Kim. Vì vậy dù là tương sinh hay tương khắc thì cũng có những giới hạn nhất định.

Quy luật phản khắc

Ví dụ Hành Kim và Hành Mộc, rõ ràng Mộc khắc Kim nhưng nếu Mộc yếu thì Kim sẽ dễ bị hư hại. Cụ thể một con dao chặt cây nếu dùng quá nhiều sẽ bị thiếu đi sự sắc bén.

Như vậy có thể thấy vạn vật đều được cân bằng và vận hành theo quy luật của âm dương ngũ hành. Đặc biệt trong phong thuỷ đất đai lại càng được vận dụng nhiều để chỉ ra tính chất của khu đất, thửa đất. Vì vậy việc nắm và hiểu được đúng về 101 phong thuỷ âm dương ngũ hành dân môi giới BĐS cần biết là điều cần thiết cho những ai đang làm sales trong lĩnh vực BĐS này.

Liên hệ tư vấn BĐS:

Hotline: 088 8020227

Website: 101home.vn

About Biên Tập Viên

Check Also

Sơn nội thất Kova loại nào tốt nhất hiện nay

Thương hiệu sơn nội thất Kova không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *